CẤU TẠO RFID: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ CÁCH CHÚNG HOẠT ĐỘNG

CẤU TẠO RFID: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ CÁCH CHÚNG HOẠT ĐỘNG

CẤU TẠO RFID: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ CÁCH CHÚNG HOẠT ĐỘNG

10:57 - 27/08/2024

Công nghệ RFID đang ngày một phát triển không chỉ trong sản xuất, quản lý mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Nó là một hệ thống nhận diện và theo dõi đối tượng sử dụng sóng vô tuyến. RFID bao gồm ba thành phần chính: thẻ RFID, đầu đọc RFID và anten. Thẻ RFID chứa một con chip và anten, giúp lưu trữ và truyền tải thông tin khi được quét gần đầu đọc.

CẤU TẠO RFID: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ CÁCH CHÚNG HOẠT ĐỘNG

cong-nghe-rfid

Công nghệ RFID là gì

Công nghệ RFID (tiếng Anh: Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng qua tần số vô tuyến. Kỹ thuật này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, giúp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến một điểm khác. Từ đó, hệ thống có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.

Hệ thống RFID ra đời từ những năm 1970 và hiện tại đang được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: chìa khóa xe hơi, thẻ lệ phí quốc lộ, thẻ khách sạn,…

Cấu tạo RFID và hệ thống của công nghệ này

Một hệ thống RFID đầy đủ thường bao gồm hệ thống thiết bị phần cứng và phần mềm:

- Phần cứng của hệ thống RFID

  • Thẻ RFID (RFID Tag): Thẻ RFID được lập trình điện tử với thông tin duy nhất. Hiện nay, có hai cách để phân loại thẻ RFID gồm: Phân loại theo tần số (LF, HF, UHF) và Phân loại theo loại hình giao tiếp (chủ động, thụ động, và bán thụ động). Đọc thêm chi tiết về cấu tạo thẻ RFID và phân loại RFID Tags.
  • Đầu đọc (RFID reader): Đây là thiết bị được cấu tạo từ một hoặc nhiều ăng-ten phát ra sóng vô tuyến và nhận lại tín hiệu từ thẻ. Đầu đọc thẻ RFID từ đó có thể gửi thông tin dưới dạng dữ liệu điện tử đến hệ thống máy tính doanh nghiệp. Có nhiều cách để phân loại đầu đọc RFID khác nhau: theo tính di động hay theo những đặc tính riêng biệt.
  • Anten RFID (antenna)
  • Máy chủ (Server): Đây là nơi mà máy chủ và hệ thống phần mềm giao diện với hệ thống được cài đặt để phân tích và xử lý thông tin thu thập được từ sản phẩm.
  • Máy in RFID (RFID Printer): Nếu bạn đang sử dụng các thẻ bền thì việc lắp đặt máy in RFID là không cần thiết bởi loại thẻ này đã được tích hợp mã hóa trước tự động hoặc cũng có thể được mã hóa thủ công.

- Phần mềm của hệ thống RFID

  • Các phần mềm hỗ trợ (ERP, MES, PLM, SCM): Việc tích hợp RFID với các phần mềm quản lý sản xuất doanh nghiệp khác như phần mềm ERP, hệ thống MES, hệ thống PLM và SCM cho phép dữ liệu sau quá trình máy chủ phân tích có thể được sử dụng để hỗ trợ việc đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, hợp lý.

Công nghệ và ứng dụng RFID

Ngày nay, hệ thống RFID đang được ứng dụng phổ biến trong nhiều hoạt động liên quan đến quản lý sản xuất, quản lý kho, chuỗi cung ứng và logistics:

Công nghệ RFID và ứng dụng trong kiểm soát xe

  • Ứng dụng RFID trong sản xuất
  • Ứng dụng công nghệ RFID trong chuỗi cung ứng và logistic
  • Theo dõi tài sản với công nghệ RFID
  • Tự động hóa thư viện với công nghệ RFID
  • Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản 
  • Trong hệ thống giữ xe thông minh 

Tin liên quan

GIẢI PHÁP RFID PHÙ HỢP VỚI SỰ KIỆN QUY MÔ LỚN HAY NHỎ
Chương Trình Ưu Đãi Đặc Biệt Dành Cho Khách Hàng Mua Cổng Từ [MUA 1 ĐƯỢC 4]
RFID: LỰA CHỌN TỐT NHẤT CHO CÁC SỰ KIỆN CHUYÊN NGHIỆP
TẠI SAO NÊN THUÊ GIẢI PHÁP RFID QUẢN LÝ CHO SỰ KIỆN
CÁC THIẾT BỊ RFID CẦN CÓ TRONG CHECK IN TẠI SỰ KIỆN