RFID LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG RA SAO?

RFID LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG RA SAO?

RFID LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG RA SAO?

15:26 - 28/08/2024

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ mới ra đời giúp người dùng có nhiều trải nghiệm mới mẻ, hiện đại hơn. Công nghệ RFID là công nghệ hiện nay khá phổ biến trong cuộc sống. RFID là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ này cho phép các nhà quản lý tổ chức xác định và quản lý các thiết bị, tài sản...

RFID LÀ GÌ? NGUYÊN LÝ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG RA SAO?

cong-nghe-rfid

RFID là gì

RFID (Radio Frequency Identification - nhận dạng qua tần số vô tuyến), là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Hay nói cách khác, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách "không tiếp xúc" qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.
 
Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Cấu tạo hệ thống RFID

Một hệ thống hay một thiết bị RFID được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản không thể thiếu đó chính là thiết bị phát mã RFID thường hay được nhắc đến với cái tên thẻ RFID và phần thiết bị đọc. Thiết bị đọc này sẽ được gắn antenna phát sóng điện từ, thiết bị phát RFID sẽ được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng nhau.

Đặc điểm

  • Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng như mã vạch.

  • Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz 

  • Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào.

  • Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.

Nguyên lí hoạt động

Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình. Từ đó thiết bị RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.

Một số ứng dụng phổ biến của công nghệ RFID

8 ĐIỀU CHỦ ĐẦU TƯ CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ VÀO CÔNG NGHỆ RFID

  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Theo dõi tài liệu và file với RFID
  • Tự động hóa thư viện với RFID
  • Theo dõi các phương tiện vận chuyển trong chuỗi cung ứng với công nghệ RFID
  • Theo dõi công cụ dụng cụ với công nghệ RFID
  • Trong hệ thống quản lý kho
  • Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản 
  • Hệ thống giữ xe thông minh

Tin liên quan

RFID TRONG NÔNG NGHIỆP: QUẢN LÝ CÂY TRỒNG VÀ GIA SÚC
TRẢI NGHIỆM VÒNG TAY GIẤY RFID TRONG SỰ KIỆN
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM EAS TẠI SIÊU THỊ
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ RFID VÀO QUẢN LÝ THƯ VIỆN
NHỮNG TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA RFID TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN