ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƯ VIỆN
14:49 - 13/08/2024
Ngày nay, thư viện trên thế giới đang đối diện với những khó khăn trong quản lý về sự gia tăng không ngừng vốn tài liệu thư viện. Các nhân viên làm việc tại quầy lưu thông ngoài việc đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thư viện, công việc hàng ngày của họ còn là tiếp xúc bạn đọc và cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng cao thỏa mãn mọi nhu cầu của khách thăm quan cũng như bạn đọc của thư viện.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA THƯ VIỆN
Tổng quan về RFID
RFID (Radio Frequency Identification) là một công nghệ định danh các con chip điện tử bằng sóng vô tuyến, hiện đang được rất nhiều quốcgia, công ty, tập đoàn trên thế giới nghiên cứu và sử dụng. Đây là mộtcông nghệ tiên tiến để kiểm soát tài liệu, nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ mã vạch.
Các thành phần thiết bị trong RFID
- Cổng an ninh thư viện: Hoạt động dựa trên nhận dạng sóng vô tuyến. Do vậy, khi một đầu sách được gắn thẻ RFID đã được kích hoạt đi qua cổng, chuông báo sẽ reo. Chức năng chống trộm của cổng an ninh bị vô hiệu hóa khi sách được mượn tại trạm thủ thư hoặc các trạm có chức năng mượn sách tự động.
- Trạm thủ thư: Các đầu sách sau khi được gắn thẻ sẽ được lập trình thông tin trên chip ở mỗi thẻ RFID. Đây là cơ sở để các thiết bị khác trong hệ thống đọc được thông tin này. Ngoài ra, đây là nơi bạn đọc mượn/ trả sách hoặc cần giải quyết các vấn đề phát sinh. Lúc này thủ thư chỉ cần dùng máy quét RFID cùng phần mềm liên quan để thực hiện giao dịch mượn/ trả sách.
- Trạm tự mượn/trả sách: Cung cấp một trải nghiệm mới cho người dùng. Tại đây, một màn hình cảm ứng hoạt động như một máy tính chạy phần mềm cho phép bạn đọc tự mượn/ trả sách mà không cần đến sự trợ giúp của thủ thư.
- Thiết bị thu tín hiệu RFID: Công nghệ vô tuyến vượt trội RFID, đầu đọc cố định thiết lập một tiêu chuẩn hiệu năng mới - mang lại hiệu năng cao nhất mọi lúc, mọi nơi bởi độ nhạy và đầu đọc tuyệt vời: Khả năng đọc ổn định, chính xác và tốc độ đọc nhanh ngay cả trong môi trường bị nhiễu với chi phí thấp hơn cho mỗi điểm đọc.
Ưu điểm của RFID khi ứng dụng trong thư viện
-Tính năng kiểm kê hàng loạt: Khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống, đặt lên bất kỳ quyển sách nào.
-Tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc.
-Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu: đối với công nghệ barcode, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu, còn để chống trộm tài liệu thì người ta phải sử dụng dây từ. Trong khi đó, đối với các hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm được cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài liệu.
-Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc cùng lúc nhiều tài liệu do nó không yêu cầu sắp xếp thẳng hàng để xử lý từng quyển một như công nghệ barcode.Do vậy sử dụng RFID cho phép bạn đọc xử lý theo lô, chứ không phải từng quyển một như barcode, qua đó làm tăng tốc độ lưu thông tài liệu.
-Kiểm kê nhanh chóng: thiết bị kiểm kê RFID cho phép việc quét và nhận thông tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà không cần phải dịch chuyển sách ra khỏi giá. Chỉ việc sử dụng ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng, các tài liệu trên giá đã được ghi lại để làm cơ sở kiểm kê. Điều này tiết kiệm được rất nhiều nhân công kiểm kê và tăng hiệu quả sử dụng của tài liệu.
-Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu: RFID cho phép tối đa hóa tính tự phục vụ (self-service) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Bạn đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mượn sách, trả sáchmà không cần thông qua bất cứ một người nào khác. Điều này được đánh giá cao do đã tạo ra sự riêng tư và sự chủ động cho bạn đọc.
-Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu: khác với công nghệ EM và barcode, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với công nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng cách từ xa.